a
THCS Nguyễn Thị Lựu
a
Giới thiệu cuốn sách: Bác Hồ với văn hoá Trung Quốc

Giới thiệu cuốn sách: Bác Hồ với văn hoá Trung Quốc

  • 25/11/2014

      Các bạn thân mến!

     Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực  văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, văn học… Tư tưởng của người là hiện thân của những khát vọng của dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình. Khắp nơi trên thế giới, đâu đâu cũng có người nghiên cứu sự nghiệp cách mạng tư tưởng đạo đức , di sản văn hoá của Người . Với chúng ta, học tập tư tưởng,, tác phong cũng như văn thơ của Bác Hồ không chỉ để nâng cao hiểu biết, rèn luyện bản lĩnh mà còn để thanh lọc tâm hồn, phấn đấu trở thành một người Việt nam chân chính của thời đại Hồ Chí Minh. Trong một lần tình cờ trên thư viện trường tôi đọc được một cuốn sách mang tên “ Bác Hồ với văn hoá Trung Quốc” của tác giả Lương Duy Thứ. Sau đây tôi xin giới thiệu đôi nét về cuốn sách và mong các bạn tìm đến đọc.

     Cuốn sách này được tác giả sưu tầm, tổng hợp từ một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí gần 10 năm qua về tư tưởng Bác Hồ cũng như văn thơ của người, mục đích của tác giả biên soạn quyển sách này nhằm chia sẻ hiểu biết đến các bạn đọc về văn thơ, quá trình Bác Hồ tiếp thu chọn lọc những giá trị văn hoá tốt đẹp, tư tưởng cách mạng từ các nước trên thế giới.

     Sách “Bác Hồ với văn hoá Trung Quốc” là cuốn sách thứ 16 trong toàn bộ  21 cuốn sách của chương trình sách 30 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh được in từ năm 1999 và được sản xuất bởi nhà xuất bản trẻ. Với khổ sách 14x 20 cm, độ dày vừa phải 125 trang.

     Chúng ta hãy cùng lật giở những trang đầu tiên để xem tác giả Lương Duy Thứ chia sẻ gì về cuốn sách. Đầu tiên là lời mở đầu tác giả giới thiệu phần nào về nội dung của cuốn sách. Trang tiếp theo là bài báo cáo” Hồ Chí Minh với văn hoá Trung Quốc – sự gặp gỡ giữa những nhân cách văn hoá và cá tính sáng tạo”. Nội dung trang này do chúng ta cảm nhận được một sự gặp gỡ giữa thơ Đường và thơ Hồ Chí Minh chủ yếu là trong bộ phận thơ bằng chữ Hán. Đây là sự gặp gỡ của thi pháp, thi ca cổ điển phương Đông. Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc văn hoá Trung Quốc và thơ văn của Người gặp gỡ thơ văn ưu tú Trung Quốc. Đó là sự gặp gỡ giữa nhân cách văn hoá  và cá tính sáng tạo mang sắc thái phương Đông. Sự gặp gỡ này còn nói lên sự phong phú của tâm hồn cũng như tài năng văn chương đích thực, mặc dù Bác chưa từng nhận danh hiệu nhà văn, nhà thơ và tập trung cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

     Lật trang kế tiếp là nói về”Cội nguồn nho giáo của những lời dạy Chủ tịch Hồ Chí Minh “ tác giả muốn cho chúng ta hiểu biết cặn kẽ, rõ ràng hơn về cuộc đời,gia cảnh , cội nguồn của Bác khi tiếp xúc với văn hoá Tây Âu và văn hoá Xô Viết và những lời dạy của Người có cội nguồn Nho giáo Việt Nam nên đã khéo léo đưa chân lý cách mạng đến với người dân bình thường bằng cách nói quen thuộc. Người hay nhắc đến thế  giới” Tứ hải giai huynh đệ”, dù ở đâu, nơi nào trên khắp thế giới thì mọi người đều được coi như anh em một nhà, gần gũi, giao lưu, giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau. Ca dao Việt nam có câu:

         “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

   Người trong một nước phải thương nhau cùng”

     Người đã tiếp thu những mệnh đề của Khổng Tử  nhiều lần: Phú quí bất năng dâm ( giàu sang không cho hư hỏng), bần tiện bất năng di ( nghèo hèn không làm thay đổi ý chí ),và Người dùng những mệnh đề đó để nói về phẩm chất cần có của người cách mạng. Tính tốt ấy gồm 5 điều: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Coi đó là đạo đức cách mạng. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, vì lợi ích chung của dân tộc, của loài người. Có thể hiểu đơn giản sông thì phải có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn , cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì không thể lãnh đạo nhân dân giải phóng dân tộc.

      Lật trừng trang sách, các bạn sẽ đồng hành cùng những câu chuyện, bài báo đã được tác giả sưu tầm, chắt lọc cho chúng ta hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác cũng như những tác phẩm văn thơ của Bác như :Nhật ký trong tù, Người bạn tù thổi sáo và một số bài thơ chữ Hán của Người…

     Các nội dung trong sách được bố trí, sắp xếp theo dòng thời gian giúp cho bạn đọc tiếp nhận dễ dàng theo từng thời gian cụ thể, nắm bắt rõ ràng các sự kiện. Tác giả cuốn sách thật sự thấu hiểu, nhẫn nại, tìm tòi sưu tầm những bài báo và tạp chí  có ý nghĩa cho chúng ta hiểu biết thêm phần nào  về lịch sử cội nguồn của dân tộc cũng như việc Bác Hồ tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc, như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

             “Dân ta phải biết sử ta

       Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

     Mỗi trang viết là một sự kiện, chia sẻ của tác giả mà ta không thể giới thiệu được được hết nội dung của cuốn sách. Mời các bạn hãy cùng tìm đọc, làm giàu hơn vốn hiểu biết, kiến thức của bản thân  về lịch sử của dân tộc ta.

     Một lần nữa xin mời các em tìm đọc cuốn sách” Bác Hồ với văn hoá Trung Quốc” của tác giả Lương Duy Thứ  . Cuốn sách này thực sự mang đến cho chúng ta những hiểu biết hơn về cuộc đời, tư tưởng cách mạng của Bác Hồ.

      Các bạn rất dễ dàng tìm được cuốn sách này ở thư viện thông minh trường THCS Nguyễn Thị lựu.

     Trân trọng kính chào

Em Phạm Hoàng Bảo Thư lớp 8A5

Cộng tác viên thư viện giới thiệu